Core là gì? – So sánh các dòng Core i3, i5, i7, i9
Đối với những người dùng laptop thì không thể không nghe đến các dòng máy từ core i3, core i5, Core i7,… Nhưng bạn có thực sự biết Core là gì? Core i3 i5 i7 là gì? Bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của các phiên bản core phổ biến. Mỗi dòng core hoàn toàn có khả năng xử lý các tác vụ tính toán một cách độc lập. Điều này cho phép máy tính thực hiện nhiều công việc cùng mọi lúc một cách hiệu quả hơn.

1. Core là gì?
Core dùng để chỉ các thành phần trung tâm hoặc cơ bản của một hệ thống hoặc thiết bị:
- CPU Core: Lõi xử lý trong bộ vi xử lý, đại diện cho một đơn vị xử lý độc lập bên trong CPU. Một CPU có thể có nhiều lõi (dual-core, quad-core, hexa-core…).
- Core technology: Công nghệ cốt lõi, tức là những công nghệ nền tảng hoặc quan trọng nhất trong một lĩnh vực.

Nhưng trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến “Core” là thuật ngữ dùng để gọi đơn vị xử lý trong bộ vi xử lý (CPU). Mỗi Core có khả năng thực hiện các tác vụ tính toán. Đơn giản hơn, bạn có thể hiểu đơn giản là Core đang “làm thuê” cho CPU.
Tham khảo bài viết Tìm hiểu về Intel HD Graphics 5500 trên laptop
2. Phân loại các dòng core i3 i5 i7 i9 là gì?
Các dòng vi xử lý Intel Core i3, i5, i7, và i9 được phân loại dựa trên hiệu năng, số lõi (core), số luồng (thread), tốc độ xung nhịp, và các tính năng hỗ trợ.

2.1 So sánh core i3 i5 i7
Dưới đây là cách phân loại và đặc điểm chính của từng dòng:

Lưu ý: Các thông số này có thể thay đổi tùy thuộc vào mô hình và thế hệ CPU, nhưng bảng so sánh này cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự khác nhau giữa các core.
Trong đó:
- Hiệu suất: Core i9 có hiệu suất cao nhất, tiếp theo là i7, i5 và i3.
- Giá cả: Core i9 có giá cao nhất, trong khi i3 có mức giá thấp nhất.
- Công nghệ: Các dòng Core i7 và i9 thường có công nghệ Hyper-Threading, giúp tăng hiệu suất xử lý.

2.2 Các thuật ngữ thông số core
- Turbo Boost: đây là khả năng tăng tốc độ xung nhịp của CPU khi cần. Turbo Boost là công nghệ cho phép tăng xung nhịp CPU tự động, phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Số nhân (Cores): Số nhân là số lượng tác vụ có thể hoạt động. Mỗi một nhân có thể thực hiện một tác vụ riêng biệt.

- Số luồng (Threads): đây là số tác vụ mà CPU có thể xử lý đồng thời. Một nhân có thể có nhiều luồng. Nói đơn giản là càng nhiều luồng thì máy hoạt động càng tốt mà không bị giật lag.

- Hyper-Threading cho phép một nhân CPU xử lý nhiều luồng tác vụ cùng lúc.
- Xung nhịp (Clock Speed): Xung nhịp là tốc độ mà CPU thực hiện các tác vụ đo bằng GHz.

- Cache là bộ nhớ đệm nằm giữa CPU và RAM, đóng vai trò như một kho chứa dữ liệu. Kích thước của Cache thường được đo bằng MB, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của CPU. Cache lớn thì khả năng lưu trữ dữ liệu càng nhiều, nó giúp giảm thời gian cần thiết để truy cập dữ liệu từ RAM và CPU.
Tham khảo bài viết Card Màn Hình Tầm Trung Chất Lượng Tốt
3. Core hoạt động như thế nào?
Hoạt động của core được chia thành 4 bước: Tìm nạp, giải mã, thực thi và writeback.
Đầu tiên, tìm nạp sẽ có chức năng nhận lệnh từ core truy xuất các lệnh đang đợi được chuyển đến RAM hoặc từ một số loại bộ nhớ.

Khi nạp được lệnh thì core sẽ truyền lệnh tới một mạch được gọi là giải mã lệnh. Việc này nhằm chuyển đổi lệnh thành tín hiệu được chuyển qua các phần khác của core để thực hiện hành động.
Đến công đoạn thực thi, các lệnh đã giải mã sẽ được gửi đến các bộ phận của core để tiến hành thực hiện nó.

Writeback có thể hiểu đơn giản là kết quả của những gì đã thực hiện thường được ghi vào bộ nhớ và trả đúng kết quả cho người dùng.
Tham khảo bài viết CPU Pentium Là Gì?
4. Công nghệ nổi bật của các dòng core
- Công nghệ Hyper-Threading: Cho phép mở rộng tốc độ xử lý đa luồng với nhiều quy trình trên cùng một lúc bằng cách phân chia nguồn tài nguyên được sử dụng.

- Công nghệ Turbo Boost: là công nghệ ép xung tự động phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Nó giúp nâng cao hiệu suất cho hệ thống hoạt động mạn đồng thời tăng thời lượng pin.
- Bộ nhớ Cache: là bộ nhớ riêng của bộ xử lý và có nguyên tắc hoạt động như bộ nhớ RAM, nếu thông số này nhỏ thì có thể ảnh hưởng đến tốc độ chạy của máy tính.
Tham khảo bài viết Chip pc mạnh nhất hiện nay: Cuộc đua của những ông lớn
5. Ứng dụng của từng dòng Core và làm thế nào để chọn loại phù hợp?
5.1 Ứng dụng của từng dòng Core
- Core i3 – Phổ thông, cơ bản
Dòng Core này xử lý các tác vụ cơ bản như lướt web, xem video, sử dụng Office. Nó đáp ứng được nhu cầu học tập, làm việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều tài nguyên từ hệ thống. Cũng có thể chơi game nhẹ hoặc giải trí đơn giản.

- Core i5 – Tầm trung, đa năng
Dòng core i5 này giúp xử lý các tác vụ văn phòng nâng cao, làm việc nhiều ứng dụng cùng một lúc. Loại core này có thể giúp bạn chơi game ở mức trung bình đến cao, có thể sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh và video cơ bản.

- Core i7 – Hiệu năng cao, chuyên nghiệp
Dòng core này làm việc với các phần mềm nặng như thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video, mô phỏng 3D,… hoàn toàn có thể chơi game nặng với đồ họa cao cấp, xử lý đa nhiệm phức tạp, chạy máy ảo, lập trình,…

- Core i9 – Cao cấp, chuyên gia
Dòng core i9 có thể chạy các ứng dụng siêu nặng, đòi hỏi tài nguyên hệ thống lớn: mô phỏng khoa học, xử lý dữ liệu lớn, dựng phim 4K/8K, AI, Machine learning. Có hể Streaming, chơi game đỉnh cao với thiết lập đồ họa tối đa, có thể làm việc đa nhiệm nặng hoặc yêu cầu hiệu năng tối đa liên tục.

Tham khảo bài viết Xếp hạng các dòng chip intel
5.2 Làm thế nào để chọn core i3, i5, i7 và i9 phù hợp?
Thứ nhất, xác định nhu cầu sử dụng.
- Core i3 Vô cùng thích hợp với người dùng phổ thông, học sinh, sinh viên và những người cần máy tính giá rẻ, tiết kiệm năng lượng.
- Core i5 thích hợp với nhân viên văn phòng, người làm việc cần hiệu năng ổn định. Người chơi game bán chuyên, không yêu cầu cấu hình cao cấp hoặc học sinh, sinh viên với nhu cầu học tập và giải trí đa dạng.

- Core i7 thích hợp với dân thiết kế đồ họa, biên tập video, game thủ chuyên nghiệp, những người cần hiệu năng mạnh mẽ để làm việc hoặc học tập.
- Dòng core i9 thích hợp với những chuyên gia công nghệ, nhà phát triển phần mềm chuyên sâu. Nhà sáng tạo nội dung, dựng phim chuyên nghiệp và các game thủ và streamer đòi hỏi máy tính mạnh.
Thứ hai, xem xét tính năng đặc biệt.
- Turbo Boost: Nếu cần hiệu suất trong thời gian ngắn thì hãy xem xét các dòng có Tur boost nhé.
- Hyper-Threading: Đối với các tác cụ đa nhiệm và ứng dụng có khả năng tận dụng nhiều luồng, các dòng có Hyper-Threading sẽ có lợi thế.

Thứ ba, tùy vào điều kiện kinh tế.
- Core i3, core i5 thích hợp với những người dùng có ngân sách hạn chế.
- Core i7, core i9 thích hợp với những người có ngân sách cao và nhu cầu sử dụng nhiều.

Tham khảo bài viết Các dòng chip AMD Ryzen 7
6. Những câu hỏi liên quan đến core là gì?
- Chỉ dùng các tác vụ văn phòng thì có dùng Core i9 được không?
Trả lời: Nếu bạn chỉ sử dụng các tác vụ văn phòng thì core i9 có thể quá mạnh, gây lãng phí không cần thiết.
- Làm sao để tính trước được mình cần loại core nào?
Trả lời: Nếu bạn lo lắng về các tác vụ trong tương lai thì có thể cân nhắc đến nhu cầu công việc hiện tại, tương lai và quan trọng hơn là ngân sách hiện có.

- Có nên nâng cấp từ core i5 hay core i7 không?
Trả lời: Nếu nhu cầu công việc của bạn cần nhiều nguồn tài nguyên hơn thì có thể nâng cấp lên. Nếu không cần thì không nên nâng cấp vì sẽ gây lãng phí.
- Có cần quan tâm đến công nghệ Hyper-Threading không?
Trả lời: Vẫn nên quan tâm vì công nghệ này tăng hiệu suất xử lý, đặc biệt là các tác vụ đa nhiệm.
Tham khảo bài viết Khắc phục cpu không chạy hết công suất
Bài viết này đã giải quyết được câu hỏi core là gì mà chúng tôi đã đề ra. Core là phần trọng tâm, đóng vai trò nền tảng và quyết định hiệu quả vận hành của toàn bộ hệ thống. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn muốn MUA/ THAY LINH KIỆN GIÁ SỈ hoặc LẺ hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ nhân viên của LINH KIỆN MINH KHOA luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7.
LINH KIỆN MINH KHOA ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại/Zalo Chat: 0911.003.113
- Facebook: www.facebook.com/linhkienminhkhoavn/
- Địa chỉ: 155 Hàm Nghi, Thanh Khê, Đà Nẵng