Backup dữ liệu server là gì?
Nhu cầu bảo vệ dữ liệu trước các rủi ro trong quá trình sử dụng là vô cùng cần thiết. Bởi vậy không thể không nhắc đến việc Backup dữ liệu server, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức. Bài viết dưới đây sẽ là cách giúp bạn Backup dữ liệu server, tránh những rủi ro không cần thiết.
1. Backup dữ liệu server là gì?
Backup dữ liệu server là việc tạo ra một bản sao của dữ liệu gốc trên một thiết bị khác hoặc một nơi lưu trữ khác nhằm đảm bảo an toàn và khả năng hồi phục dữ liệu trong trường hợp dữ liệu bị mất hoặc bị hỏng.
Backup dữ liệu server là một phần của hoạt động backup dữ liệu. Với đặc thù khối lượng dữ liệu cực lớn, nhóm dữ liệu server được backup thường lưu trữ trên đám mây hoặc trung tâm dữ liệu chuyên nghiệp.
Ví dụ: Backup dữ liệu server của một Website thương mại điện tử là sao lưu dữ liệu khách hàng, đơn hàng, sản phẩm.
2. Vì sao nên Backup dữ liệu server?
Thứ nhất, bảo vệ dữ liệu quan trọng. Nó giúp giảm nguy cơ mất dữ liệu quan trọng do các sự cố không mong muốn.
Thứ hai, khôi phục dữ liệu nhanh chóng. Khi thực hiện Backup dữ liệu server bạn có thể dễ dàng khôi phục lại hệ thống và dữ liệu khi cần, giúp giảm thời gian downtime.
Thứ ba, tuân thủ quy định về pháp lý. Đối với một số ngành nghề có quy định nghiêm ngặt thì việc sao lưu dữ liệu server để lưu lại bảo mật là điều không thể thiếu.
Thứ tư, đảm bảo tính hoạt động liên tục của hoạt động. Nó giúp ngăn chặn gián đoạn trong hoạt động kinh doanh hoặc dịch vụ.
3. Cách loại Backup dữ liệu server là gì?
- Full Backup (Sao lưu toàn phần): Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên server.
- Incremental Backup (Sao lưu tăng cường): Chỉ sao lưu những dữ liệu đã thay đổi kể từ lần backup gần nhất.
- Differential Backup (Sao lưu vi sai): Sao lưu toàn bộ dữ liệu đã thay đổi kể từ lần full backup gần nhất.
- Snapshot Backup: Ghi lại trạng thái của hệ thống tại một thời điểm cụ thể.
- Cloud Backup (Sao lưu đám mây): Dữ liệu được sao lưu lên các nền tảng đám mây (Google Drive, AWS, Azure).
“Bạn có thể sao lưu dữ liệu thủ công hoặc sử dụng Backup Wizard, được bao gồm trong tính năng Backup. Bạn có thể sao lưu toàn bộ nội dung của máy chủ, các phần đã chọn của máy chủ hoặc dữ liệu trạng thái hệ thống (thông tin cấu hình hệ thống).” – Theo Learn.microsoft.
4. Những biện pháp backup dữ liệu server an toàn
4.1 Backup bằng phần mềm Novabackup
Novabackup là giải pháp hữu hiệu được nhiều cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ khi sử dụng. Phần mềm này được đánh giá là hiệu quả hàng đầu hiện nay.
Phần mềm này nổi bật với khả năng tự động sao lưu dữ liệu nhanh chóng và bao quát toàn bộ dữ liệu trên các thiết bị thuộc về hệ thống máy chủ như: Ổ cứng, ổ đĩa từ, USB Flash, ổ đĩa CD/DVD,…
4.2 Backup với phần mềm Windows Server Backup
Windows Server Backup được Microsoft phát triển với cơ chế hoạt động tiên tiến cùng đa dạng tính năng backup. Với phần mềm này bạn có thể thực hiện sao lư dữ liệu của local server hoặc Remote server.
Phần mềm này hỗ trợ chạy sao lưu thủ công (One-time Backup) hoặc lên lịch sao lưu (Schedule Backup). Phần mềm này hoạt động với 3 giao diện là MMC Snap-in, Command-line và Windows PowerShell.
4.3 Backup với phần mềm Active Backup for Server
Active Backup for Server được xem là giải pháp backup dữ liệu tập trung cho 2 nền tảng là Windows và Linux. Phần mềm hướng đến sự tối ưu chi phí sao lưu và chi phí quản lý doanh nghiệp. Mọi hoạt động sao lưu đều được kiểm soát trên cùng 1 màn hình.
Thay vì rải rác trên nhiều thiết bị thì Active Backup tổng hợp tất cả các hoạt động sao lưu diễn ra trên mạng máy chủ, kể cả các phần mềm khác và hiển thị cần qua 1 điểm vào đơn lẻ.
Trên màn hình thể hiện nhiều dữ liệu sao lưu như tổng khối lượng backup, biểu đồ backup theo thời gian thực, số lần backup được tạo, thời gian tạo và các điểm khôi phục sao lưu,…
4.4 Chọn phần mềm AOMEI Backupper để sao lưu dữ liệu
AOMEI Backupper – giải pháp backup dữ liệu server dành riêng cho Windows, rất phù hợp cho người dùng đơn lẻ và doanh nghiệp nhỏ.
Phần mềm này sở hữu mọi tính năng cần có trên một công cụ sao lưu miễn phí như phân chia khu vực sao lưu, khối lượng sao lưu, tạo điểm khôi phục, tạo bản sao dữ liệu,.. Tính năng tự động lên lịch sao lưu cũng có trên phần mềm này, tiết kiệm thời gian hơn so với sao lưu thủ công.
5. Mất dữ liệu backup thì làm sao?
Nếu chưa kịp backup dữ liệu server thì đã bị mất thì có lấy lại được không. Có khả năng khôi phục dữ liệu server đã bị mất hay không?
Câu trả lời là có thể, nhưng không thể chắc chắn 100% lấy lại đầy đủ. Điều này cần phải cân nhắc đến nguyên nhân mất dữ liệu do lỗi hệ thống, lỗi thiết bị, lỗi của người dùng hay dữ liệu bị đánh cắp.
Những phần mềm khôi phục dữ liệu của máy tính chỉ hoạt động hiệu quả với những dữ liệu cá nhân có quy mô nhỏ. Nhưng đối với những nhóm dữ liệu tầm cỡ lớn thì việc dùng phần mềm sẽ rất tốn thời gian mà hiệu quả lại không cao.
Nếu bạn không phải chuyên gia thì tốt nhất nên đem đến những trung tâm uy tín, chất lượng để được hỗ trợ lấy lại dữ liệu nhanh và chuẩn nhất.
Lưu ý: Sau khi khôi phục xong dữ liệu, bạn nên bắt đầu backup dữ liệu server thường xuyên để phòng hờ nhé.
6. Lưu ý quan trọng khi backup dữ liệu server
- Tần suất sao lưu: Lên lịch backup thường xuyên để đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật.
- Vị trí lưu trữ: Sử dụng nhiều vị trí lưu trữ (on-site và off-site) để giảm rủi ro.
- Mã hóa dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu backup khỏi truy cập trái phép.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra khả năng khôi phục từ dữ liệu backup để đảm bảo nó hoạt động tốt.
- Quản lý phiên bản: Giữ lại nhiều phiên bản sao lưu để phòng ngừa các lỗi không mong muốn.
Trên đây là những thông tin về backup dữ liệu server mà chúng tôi muốn gợi ý đến cho bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Nếu bạn muốn MUA/ THAY LINH KIỆN GIÁ SỈ hoặc LẺ hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ nhân viên của LINH KIỆN MINH KHOA luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7.
LINH KIỆN MINH KHOA ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại/Zalo Chat: 0911.003.113
- Facebook: www.facebook.com/linhkienminhkhoavn/
- Địa chỉ: 155 Hàm Nghi, Thanh Khê, Đà Nẵng