Cách cài đặt net framework 3.5 và 4.0

Net framework trên hệ điều hành Win 10 giúp bạn cài đặt thêm các phần mềm vào hệ thống. Nhưng nó có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng phổ biến nhất trên windows 10 chính là Net framework 3.5 và 4.0. Vậy Net framework là gì? Cách cài đặt net framework 3.5 và 4.0 như thế nào? Cấu hình nào có thể cài phiên bản 3.5 và 4.0? Nếu gặp lỗi thì nên sửa như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (13)

1. Net framework 3.5 và 4.0 là gì?

Công cụ Sửa chữa .NET Framework của Microsoft phát hiện các sự cố thường xuyên ảnh hưởng đến việc thiết lập hoặc cập nhật Microsoft .NET Framework. Công cụ này cố gắng giải quyết các sự cố đó bằng cách áp dụng các bản sửa lỗi đã biết hoặc bằng cách sửa chữa các bản cài đặt bị hỏng của các phiên bản .NET Framework được hỗ trợ. Công cụ này có giao diện người dùng (UI) dựa trên trình hướng dẫn dễ sử dụng. Nó cũng hỗ trợ sử dụng dòng lệnh cùng với các tùy chọn nâng cao hơn.” – Theo support.microsoft

.NET Framework 3.5 và .NET Framework 4.0 là các phiên bản của .NET Framework, một nền tảng phát triển ứng dụng của Microsoft dành cho việc xây dựng và chạy các ứng dụng trên Windows.

Có thể bạn quan tâm Version win 10 ổn định nhất là gì?

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (7)

1.1 Net Framework 3.5

Phát hành: Ngày 19/11/2007.

Đặc điểm nổi bật:

  • Linq (Language Integrated Query): Cung cấp khả năng truy vấn dữ liệu mạnh mẽ trên các nguồn dữ liệu khác nhau như SQL, XML, hay bộ sưu tập trong bộ nhớ.
  • ASP.NET AJAX: Hỗ trợ phát triển ứng dụng web có tính năng tương tác tốt hơn nhờ tích hợp AJAX.
  • Windows Communication Foundation (WCF) và Windows Workflow Foundation (WF): Cải tiến các công cụ và thư viện hỗ trợ truyền thông dịch vụ và quy trình làm việc.
  • Entity Framework: Phiên bản ban đầu cho phép làm việc với cơ sở dữ liệu dưới dạng đối tượng (ORM).
Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (2)

Khả năng tương thích: Là phần mở rộng của NET Framework 2.0, nghĩa là ứng dụng phát triển trên 2.0 có thể chạy tốt trên 3.5 mà không cần thay đổi nhiều.

1.2 Net Framework 4.0

Phát hành: Ngày 12/4/2010.

Đặc điểm nổi bật:

  • Managed Extensibility Framework (MEF): Cho phép mở rộng ứng dụng dễ dàng thông qua các thành phần có thể tái sử dụng.
  • Parallel Programming: Tích hợp thư viện và API cho lập trình đa luồng, cải thiện hiệu năng ứng dụng.
  • Dynamic Language Runtime (DLR): Hỗ trợ các ngôn ngữ động như Python, Ruby, v.v.
  • Cải tiến Windows Presentation Foundation (WPF): Giao diện đồ họa được cải tiến, hỗ trợ tốt hơn cho các ứng dụng phong phú.
  • Cải tiến Entity Framework 4.0: Hỗ trợ các tính năng tiên tiến hơn trong ORM.
  • ASP.NET: Hỗ trợ routing (định tuyến) và các tính năng mới giúp phát triển web dễ dàng hơn.
Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (1)

Khả năng tương thích: Không tương thích ngược hoàn toàn với các phiên bản trước, nhưng cung cấp công cụ để nâng cấp ứng dụng.

Có thể bạn quan tâm Các loại key bản quyền windows (Thông tin chi tiết)

1.3 Sự khác biệt chính của 2 phiên bản

NET Framework 3.5 tập trung vào việc cải thiện các công cụ hiện có từ .NET Framework 2.0, đặc biệt là LINQ và AJAX.

NET Framework 4.0 mang đến các tính năng hiện đại hơn, như hỗ trợ lập trình đa luồng, ngôn ngữ động, và mở rộng giao diện đồ họa.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (13)

Cả hai phiên bản đều không còn được khuyến khích sử dụng trong các dự án mới, vì Microsoft đã chuyển trọng tâm sang .NET Core và .NET 5/6/7, là các nền tảng hiện đại, nhanh hơn và đa nền tảng.

2. Cách cài đặt net framework 3.5 và 4.0

2.1 Cách cài đặt net framework 3.5 và 4.0 bằng cách tải file cài đặt

Microsoft hiện nay cho phép bạn tải những thành phần riêng lẻ, trong đó có những bộ cài đặt net framework 3.5.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (9)

Đầu tiên, vào phải tải net framework 3.5 và 4.0 về máy. Sau đó nhấn đúp vào file vừa tải, làm theo hướng dẫn và chờ hệ thống tự cài đặt lên Windows.

Tuy vậy, website Microsoft đôi khi bị những nhà mạng Việt Nam bị chặn, các bạn có thể tham khảo cách đổi DNS trên hệ điều hành để khắc phục.

Có thể bạn quan tâm Những thông tin về Windows 10 Product Key cần biết

2.2 Kích hoạt Net Framework 3.5 và 4.0 từ Control Panel

Bước 1: Mở Control Panel và chọn mục Program and Features. Tại cửa sổ này nhấn chọn Turn Windows features on or off ở ngay danh mục bên trái.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (16)

Bước 2: Tại cửa sổ này, bạn sẽ thấy danh sách những phần được cài đặt trong máy tính. Bạn tích ô Net Framework 3.5 và những mục bên trong sau đó nhấn OK.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (14)

Bước 3: Hệ thống bắt đầu quét và tự động cài đặt net framework 3.5 và 4.0 vào hệ điều hành Windows 10. Lúc này chỉ cần chờ quá trình nó hoàn tất là xong.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (8)

Bước 4: Bấm khởi động lại máy tính khi được hỏi, sau khi khởi động, thì máy các bạn sẽ được cài đặt đầy đủ những phần của net framework 3.5 và 4.0.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (12)

Lưu ý: Phương pháp này đơn giản nhưng khi thực hiện cần phải có đường truyền ổn định một chút. Nếu không có kết nối thì có thể tham khảo phương pháo cài net framework với bộ cài hệ điều hành Windows.

2.3 Cài đặt net framework 3.5 và 4.0 trên Windows 10 offline không cần internet

Trong mỗi file cài đặt hệ điều hành Windows 10 luôn được tích hợp sẵn net framework 3.5 và 4.0 nên bạn chỉ cần truy cập vào file cài đặt này để sau đó setup mà thôi. Như vậy đã kích hoạt net framework 3.5 và 4.0. Phương pháp này không cần internet nhưng lại cần có một file ISO cài hệ điều hành Windows 10.

Bước 1: Nhấn đúp vào file ISO chứa bộ cài hệ điều hành Windows 10, lúc này trong cửa sổ file Exolorer sẽ có một ổ đĩa Instakkation Media, các bạn cần ghi nhớ tên của ổ đĩa cứng này, ký hiệu là D, E, F,…

Bước 2: Bấm Windows rồi sau đó nhập vào cmd, khi kết quả tìm kiếm được hiện ra, bạn nhấn chuột phải vào mục Command Prompt và chọn tiếp Run as administrator.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (15)

Bước 3: Trong cửa sổ cmd, bạn nhập lệnh “Dism /online /enable-feature /featurename:NetFX3 /All /Source:D:sourcessxs /LimitAccess“. Trong đó, bạn thay ổ cứng D bằng tên ổ Installation Media trên máy tính rồi nhấn Enter.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (11)

Bước 4: Chờ trình cài đặt net framework 3.5 và 4.0 hoàn tất là được rồi đấy.

Có thể bạn quan tâm Windows 10 Activation key là gì? (Giải đáp chi tiết)

3. Sửa lỗi net framework 3.5 và 4.0 trên Windows 10

Bước 1: Bạn thoát khỏi quá trình cài đặt net framework 3.5 và 4.0. Sau đó nhấp chuột trái vào biểu tượng Windows rồi nhập từ khóa “Service” vào thanh tìm kiếm và nhấn “Service vừa tìm thấy“.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (10)

Bước 2: Nhấn chuột phải vào Windows update và chọn Properties.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (3)

Bước 3: Chọn General chỉnh mực Startup type về Automatic -> Chọn Start -> Nhấn OK .

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (17)

Bước 4: Mở hộp thoại Run -> Nhập “gpedit.msc” rồi nhấn OK

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (1)

Bước 5: Chọn Computer Configuration -> Chọn Administrative Templates -> Nhấp đúp System.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (2)

Bước 6: Nhấp phải Specify settings for optional component installation and component repair sau đó chọn Edit.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (4)

Bước 7: Tick vào ô Enable rồi nhấn OK.

Cách Cài đặt Net Framework 3.5 Và 4 (5)

Có thể bạn quan tâm Microsoft virtual wifi miniport adapter windows 10

Thế là bài viết đã giải quyết được hết tất cả những vấn đề mà chúng tôi đã đề cập ở đầu bài. Nhất là Cách cài đặt net framework 3.5 và 4.0 cũng như cách khắc phục khi lỗi. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

thay linh kiện laptop

Nếu bạn muốn MUA/ THAY LINH KIỆN GIÁ SỈ hoặc LẺ hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ nhân viên của LINH KIỆN MINH KHOA luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7.

LINH KIỆN MINH KHOA ĐANG Ở ĐÀ NẴNG

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 6

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *