Cách khởi động lại máy tính
Trong quá trình sử dụng, việc khởi động lại máy tính là điều vô cùng phổ biến và quan trọng để giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của máy tính. Nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng và hiệu quả. Bởi vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những cách khởi động lại máy tính đơn giản, nhanh chóng.
1. Khi nào cần khởi động lại máy tính?
Khởi động lại máy tính là một thao tác đơn giản nhưng lại rất hiệu quả nếu máy tính gặp các vấn đề về kỹ thuật. Dưới đây là một số trường hợp bạn có thể tiến hành khởi động lại máy:
- Hiệu suất giảm hoặc máy bị chậm. Máy tính chạy chậm hơn bình thường do các chương trình sử dụng nhiều tài nguyên hoặc do bộ nhớ RAM bị đầy. Quá trình khởi động lại giúp làm sạch bộ nhớ tạm (RAM) và khởi động lại các tiến trình.
- Lỗi phần mềm hoặc ứng dụng bị treo. Một số ứng dụng không phản hồi, đóng không được hoặc xảy ra lỗi. Khởi động lại có thể giúp thiết lập lại trạng thái hoạt động bình thường của các chương trình.
- Sau khi cài đặt hoặc cập nhật phần mềm. Một số phần mềm hoặc hệ điều hành yêu cầu khởi động lại để hoàn tất việc cài đặt hoặc áp dụng thay đổi.
- Máy tính bị lỗi hệ thống. Xuất hiện màn hình xanh (Blue Screen of Death – BSOD) hoặc các lỗi hệ thống khác. Khởi động lại thường là cách nhanh nhất để kiểm tra xem lỗi có còn xuất hiện không.
- Kết nối mạng không ổn định. Khi không thể kết nối mạng, mất tín hiệu Wi-Fi hoặc tốc độ mạng chậm bất thường, khởi động lại máy tính (hoặc cả modem/router) có thể khắc phục tình trạng này
- Quạt máy hoặc hệ thống tản nhiệt kêu to. Có thể do máy hoạt động quá lâu và nhiệt độ tăng cao. Tắt máy để máy nghỉ một thời gian hoặc khởi động lại giúp giảm tải cho hệ thống.
- Phòng tránh các vấn đề bảo mật. Khi phát hiện phần mềm độc hại hoặc sau khi quét virus, khởi động lại có thể giúp loại bỏ các tiến trình nguy hại còn sót lại.
- Khi máy tính chạy trong thời gian dài. Nếu bạn sử dụng máy liên tục trong vài ngày mà không tắt, việc khởi động lại sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những lý do chúng tôi cân nhắc liệt kê nên có thể vẫn chưa đủ.
2. Những lưu ý khi khởi động lại máy tính
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo quá trình khởi động lại máy tính diễn ra suôn sẻ, an toàn và không ảnh hưởng đến công việc hoặc dữ liệu quan trọng.
- Lưu và đóng tất cả các tài liệu quan trọng. Bởi Khi khởi động lại, mọi thay đổi chưa được lưu trên các tài liệu sẽ bị mất.
- Kiểm tra tiến trình hoạt động của máy. Một số phần mềm đang cập nhật hoặc chạy nền có thể bị gián đoạn khi khởi động lại.
- Đảm bảo không có thiết bị ngoại vi quan trọng đang hoạt động. Các thiết bị như ổ USB, ổ cứng ngoài, hoặc máy in có thể bị lỗi hoặc mất dữ liệu khi máy tính tắt đột ngột.
- Kiểm tra các bản cập nhật hệ thống (nếu có). Một số trường hợp, khi bạn khởi động lại máy, Windows hoặc hệ điều hành khác sẽ tự động tiến hành cập nhật. Điều này có thể mất thời gian.
- Đảm bảo pin và nguồn điện ổn định. Nếu đang sử dụng laptop, mất điện hoặc hết pin trong quá trình khởi động lại có thể gây lỗi hệ thống.
- Xác định nguyên nhân khởi động lại (nếu không bắt buộc). Nếu khởi động lại do lỗi phần mềm hoặc hệ thống, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân trước để tránh lặp lại sự cố.
- Đợi máy tắt và khởi động lại hoàn toàn. Một số máy tính có thể bị treo nếu bạn cố gắng bật lại ngay khi máy chưa hoàn tất quá trình khởi động lại.
“Bạn có thể cần thay đổi cài đặt khởi động Windows để khắc phục sự cố, tối ưu hóa quy trình khởi động hoặc thay đổi hành vi khởi động của hệ thống cho các tác vụ cụ thể.
Ví dụ: một tùy chọn khắc phục sự cố phổ biến là bật Chế độ An toàn, khởi động Windows ở trạng thái giới hạn, trong đó chỉ bắt đầu các dịch vụ và trình điều khiển thiết yếu. Nếu sự cố không xuất hiện lại khi bạn khởi động ở chế độ an toàn, bạn có thể loại bỏ cài đặt mặc định, trình điều khiển thiết bị cơ bản và dịch vụ vì nguyên nhân có thể gây ra sự cố.” – Theo Support.microsoft
3. Cách khởi động lại máy tính Windows
3.1 Sử dụng tính năng Restart trên Windows
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X hoặc nút Start.
Bước 2: Chọn Restart trong danh sách hiện ra.
Bước 3: Máy tính sẽ tự động khởi động lại sau khi kết thúc quá trình Shutdown.
3.2 Sử dụng tính năng Shutdown trên Windows
Bước 1: Nhấn vào nút Start hoặc nhấn tổ hợp Windows + X trên bàn phím.
Bước 2: Chọn Shutdown trong danh sách.
Bước 3: Chờ cho đến khi máy tính tắt hoàn toàn.
Bước 4: Nhấn nút nguồn để khởi động lại máy tính.
3.3 Dùng tính năng Task Manager trên Windows
Bước 1: Nhấn Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager.
Bước 2: Chọn More Details (Nếu cần).
Bước 3: Chọn Processes.
Bước 4: Tìm và chọn quy trình Windows Explorer.
Bước 5: Ấn nút Restart ở góc phải của cửa sổ Task Manager.
Bước 6: Máy tính sẽ tự động khởi động lại và tải quy trình Windows Explorer.
3.4 Sử dụng tính năng Command Prompt
Bước 1: Mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows + R.
Bước 2: Nhập “Shutdown /r” và nhấn Enter.
Bước 3: Máy tính sẽ bắt đầu quá trình shutdown và tự động khởi động lại sau khi kết thúc.
3.5 Sử dụng tính năng PowerShell trên Windows
Bước 1: Ấn tổ hợp phím Windows + X và chọn Windows PowerShell (Admin).
Bước 2: Nhập lệnh Restart-Computer và nhấn Enter.
Bước 3: Máy tính bắt đầu quá trình shutdown và tự động khởi động lại.
3.6 Khởi động máy tính từ xa
Nếu bạn điều khiển máy tính đồng thời trên mạng cục bộ của mình, bạn có thể khởi động một trong số chúng từ xa. Để thực hiện việc này, bạn cần kích hoạt tính năng khởi động từ xa cho tất cả các máy tính mạng nội bộ.
Bước 1: Mở Start Menu/Start Screen và tìm kiếm “Service” rồi nhấp vào kích quả phù hợp (Windows 7, Windows 8,…) và chọn Remote Registry trong ứng dụng bạn vừa mở.
Bước 2: Mở cửa sổ tương ứng cho Remote Registry -> Chọn Startup type là Automatic rồi bấm OK.
Bước 3: Quay lại Menu bắt đầu sử dụng từ khóa “chương trình được phép” để tìm kiếm, rồi chọn kết quả tương ứng với Windows Firewall trong danh sách kết quả tìm kiếm.
Bước 4: Chọn Change Settings, tìm mục nhập công cụ quản lý Windows (WMI) và cho phép ứng dụng này thực hiện thay đổi qua mạng riêng của bạn. Bấm OK để lưu thay đổi.
Bước 5: Nhấn Ctrl + R để mở cửa sổ Run và gõ CMD để mở cửa sổ dòng lệnh. Gõ shutdown /i để mở GUI tùy chọn để tắt máy từ xa.
Bước 6: Chọn thêm tên của máy tính bạn muốn khởi động lại từ xa và bấm OK.
Cách khởi động lại máy đúng cách không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn bảo vệ dữ liệu và thiết bị của mình một cách hiệu quả. Nếu sau khi khởi động lại mà máy tính vẫn gặp vấn đề, bạn có thể cân nhắc kiểm tra thêm các lỗi phần mềm hoặc phần cứng, hoặc liên hệ với chuyên gia để được hỗ trợ.
Nếu bạn muốn MUA/ THAY LINH KIỆN GIÁ SỈ hoặc LẺ hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ nhân viên của LINH KIỆN MINH KHOA luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7.
LINH KIỆN MINH KHOA ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại/Zalo Chat: 0911.003.113
- Facebook: www.facebook.com/linhkienminhkhoavn/
- Địa chỉ: 155 Hàm Nghi, Thanh Khê, Đà Nẵng