DSL là gì?

DSL (Digital Subscriber Line) là gì? Là câu hỏi của nhiều người khi “bước chân” vào con đường internet. Trong thời đại công nghệ số này, nó đóng vai trò gì? Tầm quan trọng thực sự của DSL là gì? Có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời nhé.

Dsl Là Gì (9)

1. Bối cảnh ra đời của DSL

Vào những năm 1988, DSL bắt đầu phát triển bởi các kỹ sư Bell Labs tìm cách truyền tải tín hiệu internet qua các dải tần không được sử dụng trong dịch vụ điện thoại trong bối cảnh đó.

Đến cuối những năm 1990, khi các công ty viễn thông bắt đầu chú trọng vào thị trường internet băng thông rộng, công nghệ DSL mới phát triển mạnh mẽ. Người dùng lúc đó thích sự thuận tiện của việc kết nối internet thông qua đường dây điện thoại có sẵn hơn là phải mua một đường truyền internet riêng.

Dsl Là Gì (10)

“Đến 2005, DSL cùng với cable modems là hai kỹ thuật chính cạnh tranh nhau cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao đến tận nhà khách hàng tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù xét bình quân thì kỹ thuật cable modems nhanh hơn DSL: ADSL – một dòng DSL – chuẩn cũ có thể cung cấp tốc độ là 8 Mbit/s trên một đường truyền 2 km cáp đồng, chuẩn mới là 20 Mbit/s trên cùng quãng đường cho mỗi người dùng.

Tuy nhiên, các cáp điện thoại đồng phần nhiều là dài hơn 2 km và luôn có tình trạng suy giảm tín hiệu trên nó qua khoảng cách, chính vì thế, băng thông cũng suy giảm qua khoảng cách. Còn cable modems thì ngược lại, nó có thể cung cấp băng thông đến 30 Mbit/s nhưng vì thường có nhiều người dùng (thường là 100-200 đầu cuối) trên cùng một đường dẫn nên băng thông cũng phải chia sẻ.” – Thông tin từ Vi.Wikipedia.

Có thể bạn quan tâm Mtu là gì?

2. Khái niệm DSL là gì? Phân loại công nghệ DSL thông dụng hiện nay

2.1 Khái niệm DSL

DSL (Digital Subscriber Line) là công nghệ sử dụng dây cáp điện thoại để truy cập Internet. Cũng có thể gọi là đường dây thuê bao kỹ thuật số, DSL tận dụng băng tần rộng hơn trên dây cáp thoại để truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn so với công nghệ Dial-up mà không dán đoạn.

Dùng DSL bạn có thể đồng thời dùng internet và thực hiện cuộc gọi thoại trên cùng một đường dây cáp điện thoại.

Dsl Là Gì (5)

2.2 Phân loại công nghệ DSL thông dụng hiện nay

DSL hiện nay đã được phát triển thành nhiều dạng công nghệ khác nhau, có thể kể đến:

  • ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): là loại công nghệ phổ biến nhất được dùng rộng rãi để cung cấp kết nối Internet cho hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhưng tốc độ tải xuống và tải lên của ADSL không đối xứng.
  • VDSL (Very-high-bit-rate Digital Subscriber Line): là một công nghệ DSL mạnh mẽ, cung cấp tốc độ truyền dẫn cao hơn ADSL. Thường được sử dụng ở các khu vực có mật độ dân số cao và yêu cầu đường truyền Internet tốc độ cao. VDSL hỗ trợ tốc độ tải xuống và lên đối xứng nên cải thiện hiệu suất truyền dẫn và đáp ứng nhu cầu sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ trực tuyến.
Dsl LÀ GÌ
  • HDSL (High-bit-rate Digital Subscriber Line): là công nghệ tường được dùng trong môi trường doanh nghiệp. Bởi nó cung cấp tốc độ truyền dẫn đối xứng với độ tin cậy cao, phù hợp cho việc chia sẻ dữ hiệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp hay tổ chức.
  • RADSL (rate-adaptive digital subscriber line): là phiên bản điều chỉnh tỷ lệ của công nghệ ADSL, cho phép các modem kiểm tra giới hạn thông lượng và hoạt động ở tốc độ tối đa mà đường truyền có thể hỗ trợ.
  • SDSL (Symmetric Digital Subscriber Line): là công nghệ DSL đối xứng, nghĩa là tốc độ tải xuống và tải lên bằng nhau. SDSL thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ tin cậy và độ trễ thấp như truyền dữ liệu, giọng nói và video trực tuyến qua mạng.

Có thể bạn quan tâm Thiết bị đầu cuối ( Tổng quan – Phân loại – Vai trò)

3. Vai trò của cổng DLS

Cổng DLS (Digital Loop Carrier System) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống viễn thông, đặc biệt trong việc mở rộng và cải thiện khả năng truyền dẫn dữ liệu và thoại qua mạng viễn thông. Cụ thể, vai trò của cổng DLS bao gồm:

Thứ nhất, Tích hợp và mở rộng mạng viễn thông. DLS cho phép truyền dữ liệu qua các tuyến cáp đồng (hoặc cáp quang) từ trung tâm chuyển mạch đến các khu vực xa trung tâm, nơi hạ tầng mạng còn hạn chế. Nó mở rộng phạm vi kết nối mà không cần kéo thêm cáp vật lý, giúp giảm chi phí triển khai mạng.

Dsl Là Gì (8)

Thứ hai, chuyển đổi tín hiệu số và tương tự. DLS hoạt động như một thiết bị chuyển đổi tín hiệu số (digital) sang tín hiệu tương tự (analog) hoặc ngược lại. Điều này hỗ trợ trong việc truyền dẫn dữ liệu và thoại qua các mạng cáp đồng cũ mà không làm suy giảm chất lượng tín hiệu.

Thứ ba, tối ưu hóa băng thông. DLS sử dụng công nghệ ghép kênh số (Digital Multiplexing), giúp ghép nhiều luồng tín hiệu thoại và dữ liệu thành một tín hiệu duy nhất để truyền qua đường truyền vật lý. Điều này giúp tối ưu hóa băng thông và giảm thiểu nhiễu tín hiệu.

Thứ tư, Hỗ trợ dịch vụ đa dạng. DLS không chỉ hỗ trợ truyền thoại mà còn hỗ trợ truyền dữ liệu, video, và các dịch vụ khác trên nền mạng băng thông rộng.

Dsl Là Gì (1)

Thứ năm, Cải thiện hiệu suất và chất lượng dịch vụ. Hệ thống DLS giúp giảm suy hao tín hiệu, cải thiện chất lượng đường truyền và giảm độ trễ trong các cuộc gọi thoại hoặc truyền dữ liệu.

Cuối cùng, Tiết kiệm chi phí và tài nguyên. Nhờ sử dụng DLS, nhà mạng có thể tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, thay vì đầu tư vào việc xây dựng mới, từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai.

Có thể bạn quan tâm Hotspot là gì? (Định nghĩa – Hoạt động – cách dùng)

4. Nguyên lý hoạt động của DSL

DSL (Digital Subscriber Line) là một công nghệ truyền thông dùng để truyền dữ liệu số qua các đường dây điện thoại truyền thống. Dưới đây là nguyên lý hoạt động của DSL:

Công nghệ DSL phân chia tín hiệu điện thoại thành 3 dải tần số. Một dải tần được sử dụng để truyền tín hiệu các cuộc điện thoại, trong khi 2 dải tần còn lại được dành cho kết nối internet, bao gồm tải lên và tải xuống.

Dsl Là Gì (2)

Các nhà cung cấp dịch vụ DSL thường cung cấp phần cứng bao gồm modem cho khách hàng của họ để kết nối với dịch vụ DSL và chỉ hoạt động và kết nối với dịch vụ DSL cung cấp bởi cùng một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).

Để sử dụng, người dùng chỉ cần kết nối đường dây điện thoại từ nhà cung cấp đến modem, sau đó kết nối modem với router và switch để cung cấp kết nối Internet cho các thiết bị trong mạng. Modem sẽ tách biệt tín hiệu của các cuộc điện thoại và lưu lượng truy cập internet khác nhau.

5. Ưu và nhược điểm của DSL là gì?

5.1 Ưu điểm

DSL cung cấp Internet với tốc độ cao hơn so với kết nối quay số truyền thống. Tốc độ trung bình mà DSL có thể tham khảo là 25 Mbps cho tải xuống và khoảng 3 Mbps cho tải lên.

Với việc sử dụng đường dây cáp điện thoại, triển khai DSL trở nên dễ dàng hơn, chỉ cần có cáp điện thoại là có thể sử dụng Internet với tốc độ cao. Điều này như đã định sẵn cho những khu vực hẻo lánh, nông thôn không có khả năng truy cập mạng cáp quang.

Dsl Là Gì (3)

Một điểm mạnh khác của việc truyền dữ liệu qua cáp điện thoại là tính bảo mật được đã bảo thông qua mã hóa, bởi vậy DSL có tính năng bảo mật khá tốt. Chi phí mà người dùng phải trả cho dịch vụ DSL thường thấp hơn so với các dịch vụ Internet qua cáp quang.

DSL cũng tương thích với nhiều loại thiết bị khác nhau, giúp người dùng dễ dàng kết nối Internet và sử dụng các ứng dụng trực tuyến.

5.2 Nhược điểm

Nhược điểm đầu tiên có thể kể đến chính là khoảng cách quá xa khiến việc triển khai khó khăn khi cung cấp kết nối Internet tốc độ cao.

Dsl Là Gì (9)

Chất lượng của đường dây cáp điện thoại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ DSL. Đường dây điện thoại, khoảng cách, số lượng người dùng trong một thời điểm sẽ không được đồng đều.

Băng thông hạn chế, không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet ngày nay.

Có thể bạn quan tâm Lưu trữ trực tuyến là gì? (Phân loại & Cách chọn)

6. Ứng dụng của DSL trong đường dây điện thoại

DSL hay Digital Subscriber Line là một trong những ứng dụng tiêu biểu của công nghệ trong hệ thống điện thoại dây đồng. Việc sử dụng các dây đồng có sẵn trong cài đặt điện thoại tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, DSL khai thác băng thông dư thừa của dây để truyền dẫn thông tin mà không làm giảm khả năng truyền tải cuộc trò chuyện điện thoại.

Ví dụ: Một dây điện thoại thông thường, được chuyên gia gọi là POTS (Plain Old Telephone Service). Một trong những cách mà POTS tận dụng dây và thiết bị của hãng điện thoại giới hạn các tần số mà công tắc, điện thoại và thiết bị khác sẽ mang. Từ đó tạo ra một phạm vi tần số hẹp, chỉ từ 0 đến 3.400 Hz, so với khả năng tương đối lớn của dây điện thoại.

Dsl Là Gì (10)

Hệ thống băng thông tổng của dây tạo nên một lịch sử khi mà nó thống trị trong khoảng 1 thế kể. Nhưng với sự phát triển của kỹ thuật số như DSL, có thể sử dụng nhiều hơn năng lực của điện thoại mà không làm giảm khả năng truyền tải cuộc trò chuyện điện thoại.

Một kết nối internet DSL không chỉ là một công cụ hiệu quả để giữ nhân viên liên lạc với văn phòng, mà còn mở ra một loạt các ứng dụng và tiện ích, từ truy cập internet tốc độ cao đến các dịch vụ kết hợp như Triple Play (dữ liệu, video, thoại) trên cùng một đường truyền.

Có thể bạn quan tâm USB là gì? Tương lai của USB trong thời đại công nghệ số

DSL hoạt động bằng cách tận dụng băng thông không sử dụng trên đường dây điện thoại để truyền dữ liệu số. Công nghệ này cho phép người dùng truy cập Internet mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại cùng lúc. Đến đây bạn đã rõ DSL là gì rồi đúng không? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

thay linh kiện laptop

Nếu bạn muốn MUA/ THAY LINH KIỆN GIÁ SỈ hoặc LẺ hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ nhân viên của LINH KIỆN MINH KHOA luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7.

LINH KIỆN MINH KHOA ĐANG Ở ĐÀ NẴNG

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 9

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *